Nền giáo dục của Mỹ hay Canada tốt hơn? Bằng cấp của nước nào có giá trị hơn? Du học Mỹ dễ hơn hay du học Canada dễ hơn?…
Đây là câu hỏi được nhiều gia đình đặt ra khi bắt đầu lên kế hoạch du học cho con em mình. Với bài viết dưới đây, Global Pathways hy vọng sẽ giúp các bậc phụ huynh phần nào tìm được câu trả lời.
1. Một số đặc điểm nổi bật của nền giáo dục Mỹ và Canada
Giáo dục Mỹ
Mỹ là quốc gia có nhiều trường đại học xếp thứ hạng cao và nổi tiếng thế giới như: Viện Công nghệ Massachusetts – MIT, Harvard, Stanford, Yale, Caltech,..
Các trường đại học ở Mỹ cho sinh viên nhiều cơ hội lựa chọn các lĩnh vực mà họ muốn theo đuổi. Không chỉ vậy, hầu hết các trường đều có giảng dạy giáo dục đại cương giúp sinh viên có thêm kiến thức thuộc nhiều lĩnh vực để định hướng tốt hơn cho tương lai.
Các trường đại học tại Mỹ nằm rải rác tại các đô thị lớn, sôi động.
Hệ thống giáo dục Trung học và Sau Trung học Mỹ gồm:
– Trung học Phổ thông nội trú
– Cao đẳng Công lập
– Cao đẳng Tư thục
– Cao đẳng Cộng đồng
– Đại học Công lập
– Đại học Tư thục
– Học viện Công nghệ
Đối với bậc Đại học, sinh viên ở Mỹ có thể đổi ngành bất cứ lúc nào trong quá trình học tập nếu cảm thấy ngành học không phù hợp hoặc yêu thích một ngành nào khác. Đó chính là điểm linh hoạt đặc trưng trong hệ thống giáo dục Mỹ.
Giáo dục Canada
Canada sở hữu nền giáo dục chất lượng cao và được đầu tư khá mạnh tay. Trong các nước G8 thì Canada là quốc gia chi tiêu cho giáo dục nhiều nhất.
So với Anh và Mỹ thì học phí của Canada thấp và dễ chịu hơn với nhiều gia đình.
Chính phủ Canada chào đón các sinh viên đã tốt nghiệp ở lại đóng góp cho Canada với chính sách nhập cư tương đối cởi mở: Bạn có thể ở lại Canada đến 18 tháng để làm việc sau khi tốt nghiệp.
Hệ thống giáo dục Trung học và Sau Trung học Canada gồm:
– Trung học Công lập
– Trung học Tư thục
– Cao đẳng Công lập
– Cao đẳng Tư thục
– Cao đẳng nghề
– Cao đẳng Cộng đồng
– Đại học Công lập
– Đại học Tư thục
– Trường dạy Ngoại ngữ
Du học sinh Canada có thể theo học tại tất cả các trường Trung học, Đại học, Cao đẳng, Học viện thông qua chính sách du học không chứng minh tài chính Study Direct Stream (SDS).
3. Thời gian đào tạo
Giống như Việt Nam, sau khi kết thúc 12 năm học Tiểu học và Trung học, học sinh/sinh viên sẽ tiếp tục các bậc học cao hơn tại Mỹ và Canada. Theo từng chương trình, sinh viên phải đáp ứng đúng thời gian đã quy định, cụ thể như sau:
Bậc học | Mỹ | Canada |
Dự bị Đại học | 1 năm | 1– 1.5 năm |
Cao đẳng | 2 năm | 1 – 4 năm |
Đại học | 4 năm | 2 – 4 năm |
Thạc sĩ | 1 – 2 năm | 1 – 3 năm |
Tiến sĩ | 3 – 6 năm | 3 năm |
Tuy nhiên, chương trình dự bị Đại học của Mỹ và Canada có vài điểm khác biệt:
Mỹ | Canada |
– Chỉ dành cho học sinh đã tốt nghiệp THPT. Một số nơi không chấp nhận bằng cấp ở Việt Nam nên sinh viên cần phải học 1 khóa dự bị Đại học.
– Dành cho các bạn không tự tin về trình độ tiếng Anh. |
– Học sinh cấp 3 cũng có thể học chương trình dự bị.
– Học sinh được tốt nghiệp sau khi học đủ 30 tín chỉ và 40 giờ tham gia hoạt động xã hội. – Trường sẽ quy đổi điểm số tại Việt Nam thành số tín chỉ tối đa mà các em có thể có. – Dành cho các học sinh đã học từ lớp 11 trở lên ở Việt Nam. |
3. Học phí
Học phí luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Như đã nói ở trên, học phí ở Mỹ có phần nhỉnh hơn Canada một chút. Tuy nhiên, chất lượng đào tạo giữa hai quốc gia không có quá nhiều sự khác biệt (trừ khi so sánh giữa các trường top đầu với các trường top giữa)
Mỹ
– THPT: 15,100 – 21,100 USD/năm.
– Cao đẳng Công lập (hệ 2 năm): 12,000 – 20,000 USD/năm.
– Đại học Công lập (hệ 4 năm): 25,000 – 35,000 USD/năm.
– Cao đẳng/Đại học Tư thục (hệ 4 năm): 30,000 – 50,000 USD/năm.
– Sau Đại học: 15,000 – 40,000 USD/năm.
Canada
– THPT: 12,000 – 20,000 CAD/năm.
– Cao đẳng/Đại học (tùy chuyên ngành): 9,000 – 50,000 CAD/năm.
– Sau Đại học: 11,000 – 14,000 CAD/năm.
4. Sinh hoạt phí
So với Việt Nam thì chi phí sinh hoạt tại Mỹ và Canada đều khá cao. Tuỳ nơi bạn sinh sống mà chi phí sẽ nằm trong khoảng:
- 850 USD/tháng (tương đương 22.200 USD/năm) nếu bạn du học Mỹ.
- 100 CAD – 10.200 CAD/năm nếu bạn du học Canada.
Cả Mỹ và Canada đều cho phép sinh viên làm thêm tối đa 20 giờ/tuần. Tuy nhiên có những quy định khác nhau ở mỗi nước về chính sách làm thêm này:
Mỹ | Canada |
– Sinh viên dưới 21 tuổi: Chỉ được phép làm thêm trong trường.
– Sinh viên trên 21 tuổi: Được phép làm thêm trong hoặc ngoài trường. – Mức lương: 8 – 10 USD/giờ |
– Sinh viên có thể làm thêm ngoài trường nếu đáp ứng yêu cầu: có giấy phép du học, đang học tập tại một trường nào đó, tham gia khóa học tại Canada ít nhất 6 tháng,…
– Mức lương: 14 CAD/giờ. – Vào kỳ nghỉ, sinh viên được phép làm việc không giới hạn số giờ. |
5. Cơ hội định cư
Tìm kiếm việc làm sau khi tốt nghiệp từ đó có cơ hội định cư là mục tiêu của nhiều bạn du học sinh. Tại Mỹ, Chính phủ ngày càng siết chặt chính sách định cư với những điều kiện nghiêm ngặt. Do vậy số lượng định cư sau tốt nghiệp ngày càng giảm.
Ngược lại, ở Canada, Chính phủ lại đưa ra những chính sách định cư cởi mở hơn cho du học sinh như:
- Chính sách du học SDS không cần chứng minh tài chính
- Cho phép bạn ở lại Canada làm việc trong vòng 3 năm sau khi tốt nghiệp.
Hy vọng rằng với bài viết này, bạn có thể tìm được câu trả lời cho vấn đề Nên chọn Mỹ hay Canada để du học? Du học Mỹ hay Canada đều tốt. Quan trọng là bạn tìm được phương án phù hợp với khả năng của mình và cố gắng hết sức vì mục tiêu. Chúc bạn thành công.